Điều này bị cho là vi phạm nhân quyền, vậy tại sao các cuộc kiểm tra trinh tiết vẫn hợp pháp ở Anh?
Nội dung bài viết
Câu chuyện của một thiếu nữ ở Anh
Từ phía sau bức màn trong căn phòng riêng, một bác sĩ đang yêu cầu Sophia cởi chiếc quần dài. Cô ấy bị bắt buộc trong nỗi sợ hãi. Cả người run rẩy, cô ấy nằm xuống và mở rộng hai chân của mình. Bác sĩ quay lại và bắt đầu tìm kiếm một lớp màng mỏng trong âm đạo.
Đây không phải là việc Sophia nghĩ sẽ diễn ra hôm nay. Mẹ cô đã hứa hôm nay là một ngày đi mua sắm và ăn trưa trên đường Oxford – London, một ngày nghỉ ngơi vì bình thường cha mẹ vẫn nghiêm khắc với cô. Ở tuổi 19, cha mẹ vẫn không cho Sophia đi đâu nếu không có sự cho phép của họ, yêu cầu cô phải từ trường về nhà và lên kế hoạch để cô kết hôn với người mà họ chọn.

“Họ sẽ phát điên nếu biết tôi đã có bạn trai. Họ muốn tôi kết hôn với một chàng trai khác, nhưng gia đình anh ta muốn đảm bảo rằng tôi còn trong trắng. Họ muốn có bằng chứng là tôi chưa từng quan hệ tình dục.”, cô nói.
Và vì vậy Sophia đang ở trong một phòng khám trên Phố Harley. Khi mẹ cô nói mục đích thực sự của chuyến đi là để làm một “bài kiểm tra trinh tiết”, bác sĩ sẽ chứng nhận cho cô màng trinh vẫn còn nguyên vẹn. Bất chấp khoa học hiện đại bác bỏ lầm tưởng rằng màng trinh của phụ nữ sẽ còn nguyên vẹn cho đến lần đầu tiên cô ấy quan hệ tình dục, sự phân biệt giới tính này vẫn tồn tại trên khắp thế giới. Trong một số trường hợp, phụ nữ còn phải đối mặt với nguy hiểm, thậm chí tính mạng bị đe doạ nếu màng trinh của cô ấy bị rách, không để lại máu trên khăn trải giường trong đêm tân hôn.
Việc kiểm tra trinh tiết phổ biến hơn bạn nghĩ
Những điều này nghe có vẻ man rợ nhưng chúng phổ biến hơn bạn nghĩ. Một nghiên cứu năm 2017 ở Hoa Kỳ cho thấy 16% các bác sĩ sản khoa và bác sĩ phụ khoa được khảo sát đã từng nhận yêu cầu kiểm tra màng trinh cho phụ nữ trẻ, trong đó một số cầu xin họ phẫu thuật tạo màng trinh mới thông qua một thủ thuật gọi là phẫu thuật tạo hình màng trinh.
Nhiều nỗ lực đang được thực hiện để kết thúc những điều này. LHQ và WHO đã gắn nhãn cho nó là “tiêu cực” và “vi phạm nhân quyền”. Pháp đã cấm các cuộc kiểm tra trinh tiết ngoài vòng pháp luật, với khoản tiền phạt 14.000 bảng Anh cho bất kỳ chuyên gia y tế nào bị phát hiện vi phạm. Nhưng xét nghiệm trinh tiết vẫn hợp pháp và được tìm kiếm rộng rãi ở ít nhất 20 quốc gia ở mọi nơi trên thế giới, từ Trung Đông đến Bắc Mỹ.

Trên đất Anh, những xét nghiệm này khó theo dõi hơn vì nhiều người chuyển sang các phòng khám tư nhân, nơi không bắt buộc phải đối chiếu và chia sẻ thống kê công khai. Tuy nhiên, chúng tôi biết các xét nghiệm trinh tiết không phải là hiếm và vẫn hợp pháp miễn là người nhận xét nghiệm đồng ý. Đối với Sophia, đó không phải là một lựa chọn.
“Tôi nói với bố mẹ rằng điều đó thật xúc phạm, nhưng nếu tôi không làm điều đó, tôi sẽ bị đuổi ra khỏi nhà. Tôi không có tiền và không có nơi nào để đi”, cô nói.
Rapper người Mỹ T.I. từng gây tranh cãi khi thừa nhận anh đưa con gái tuổi mới lớn đến gặp bác sĩ phụ khoa hàng năm để “kiểm tra màng trinh” vào năm 2019. Anh ta đã nhận loạt chỉ trích trên mạng, bị báo chí gắn cho cái mác “cưỡng bức” và “rùng rợn”. Sau đó, anh đính chính rằng đó chỉ là lời nói đùa và mọi người đã hiểu sai về nó. Nhưng cô con gái đó, Deyjah, 19 tuổi, gần đây đã tiết lộ về trải nghiệm này, thừa nhận những bố cô đã nói là đúng sự thật và nó khiến cô ấy cảm thấy “tức giận, tổn thương và rất xấu hổ”. Hôm nay, Sophia nói rằng cô ấy cũng có những cảm nhận tương tự. Cô nói: “Tôi cảm thấy như mình đã bị bạo hành.”
Ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống
Những ảnh hường lâu dài của các xét nghiệm này có thể làm thay đổi cuộc sống. Cassandra Corrado nhớ lại việc vô tình bị kiểm tra trinh tiết khi khám phụ khoa định kỳ khi cô 16 tuổi. “Tôi đã quan hệ tình dục với bạn trai trong nhiều tháng. May mắn thay, người trợ lý đã đồng ý nói dối”. Vụ việc đã ám ảnh Cassandra trong nhiều thập kỷ.
Hậu quả của việc “không đạt” một bài kiểm tra trinh tiết là rất lớn. Halaleh Taheri, người sáng lập Tổ chức Phụ nữ và Xã hội Trung Đông (MEWSO), giải thích rằng theo phong tục Hồi giáo phụ nữ phải là một trinh nữ khi cô ấy kết hôn và hậu quả là rất tồi tệ cho những người không thế. “Các cô gái sẽ gặp rắc rối với gia đình, nền văn hóa và cả cộng đồng”, cô ấy nói. “Chồng sắp cưới có thể bỏ rơi hoặc nếu vẫn ở cùng, điều có thể anh ta sẽ luôn nhắc tới việc cô ấy không còn là một trinh nữ”. Có những trường hợp nghiêm trọng đến mức người phụ nữ tự tử hoặc bị gia đình sát hại. Aneeta Prem, chủ tịch của Freedom, một tổ chức từ thiện hoạt động để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, đã nói có một số phụ nữ mà cô ấy từng làm việc chung vô cùng đau khổ vì kết quả xét nghiệm này.

Các chuyên gia y tế đang cũng trong tình thế khó khăn khi quyết định có cung cấp kết quả xét nghiệm hay không. Việc từ chối có thể khiến cô gái gặp nhiều nguy hiểm hơn. Vào năm 2018, một cặp vợ chồng người Iran đã phải hầu tòa sau khi dùng dao đe dọa cô con gái 18 tuổi của họ khi họ phát hiện ra người bạn trai bí mật của cô. Cặp đôi ép con gái của họ đến gặp bác sĩ để kiểm tra trinh tiết. GP đã từ chối, nhưng đó là lại lý do sự an toàn của thiếu nữ bị đe dọa. Một chuyên gia, người điều hành một phòng khám tư nhân và đã cung cấp chứng nhận cho nhiều người trong nhiều năm kể lại rằng một số phụ nữ đã “thất vọng và hoảng sợ” khi biết tin này. Cô ấy nói, “Đó là một tình huống đáng buồn, nhưng tôi biết đó là một phần văn hóa của họ.”
Làm sao để cải thiện việc này
Việc cải thiện vấn đề này rất phức tạp. Một biện pháp khắc phục nhanh chóng như cấm không giải quyết được nguyên nhân cơ bản là những nhận thức về linh hồn và cơ thể phụ nữ, đã được củng cố thông qua các chương trình xã hội, chính trị và tôn giáo.
Làm thế nào để chúng ta xóa bỏ những phân biệt giới tính trong nhiều thập kỷ để kiểm soát quyền tự chủ của phụ nữ?
Neelam nghĩ rằng một nơi tốt để bắt đầu là từ giáo dục. Cô nói: “Chúng ta cần dạy rằng tình dục an toàn và ranh giới quan trọng hơn trinh tiết.“
Thật vậy, chỉ sau bài kiểm tra, Sophia mới nhận ra răng mình có thể từ chối. “Không ai có quyền làm điều đó, bây giờ đã tôi biết. Nhưng vào thời điểm đó, tôi không biết mình có sự lựa chọn.” MEWSO đang vận động cho thanh thiếu niên được dạy về kiểm tra trinh tiết. Halaleh cho biết thêm, “Trẻ em trên 16 tuổi phải được nhận thức rằng màng trinh không có nghĩa lý gì, nam và nữ bình đẳng về giới tính. Sau một hoặc hai thế hệ giáo dục, chúng ta sẽ không phải đối mặt với những vấn đề này nữa. ”
Tên nhân vật đã được thay đổi.